Hỗ trợ, kháng cự là gì? Cách xác định hỗ trợ, kháng cự đơn giản, hiệu quả?
1. Mức hỗ trợ- Support là gì?
- Hỗ trợ (Support) sẽ là nơi mà có lượng người mua (Buy) áp đảo, ngăn chặn sự sụt giảm của giá.
- Là vùng giá mang xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều thành tăng, khi đó sức mua tại vùng này sẽ lớn hơn sức bán.
- Khi giá đang giảm nhưng lại tăng đột ngột, thì vùng giá thấp nhất trước khi lại tiếp tục đảo chiều sẽ được xem là vùng hỗ trợ
2. Mức kháng cự - Resistance là gì?
- Kháng cự (Resistance) là nơi có lực bán (Sell) áp đảo, ngăn chặn sự tăng của giá.
- Là vùng giá mang xu hướng tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều thành giảm, khi đó sức bán tại vùng này sẽ lớn hơn sức mua.
- Khi giá đang tăng nhưng lại bị giảm, thì vùng giá cao nhất trước khi lại tiếp tục đảo chiều sẽ được xem là vùng kháng cự.
- 1 lượng người bán tại vùng giá kháng cự hay lượng người mua tại vùng giá hỗ trợ có thể là những người đang thực hiện lệnh Buy Sell của họ hoặc có 1 số lượng lớn các lệnh chờ (buy/sell limit, buy/sell stop) đặt tại đó để chờ giá hồi về sẽ khớp để hoặc là bật lên hoặc là cắm sâu xuống.
3. Đặc điểm của hỗ trợ( Support)- kháng cự (Resistance)
- Hỗ trợ và kháng cự là vùng cung và cầu tương ứng của giá được hình thành bởi nỗi sợ hãi và lòng tham của những nhà giao dịch.
- Nếu giá đã phản ứng tại vùng đó trong quá khứ, nó có thể phản ứng lại vùng đó trong tương lai, giá phản ứng nhiều lần, nhiều thời điểm ở vùng đó.
- Sẽ có nhiều trader để mắt và giao dịch tại những vùng đó, suy ra có rất nhiều cơ hội giao dịch tại những vùng này.
4. Lưu ý khi xác định vùng hỗ trợ - kháng cự
Nên xác định các vùng giá hỗ trợ - kháng cự ở những khung thời gian lớn. Từ H4, D1, W1 trở lên thì tín hiệu sẽ chính xác hơn. Khung thời gian nhỏ như M5, M15, M30, H1 vùng hỗ trợ - kháng cự sẽ yếu hơn, dễ bị phá hơn.
- Xác định hỗ trợ kháng cự ở thời điểm gần nhất để có được những tín hiệu chính xác và đáng tin.
- Nếu giá phản ứng nhiều lần, nhiều thời điểm ở vùng đó thì đó là vùng Key Level.
- Thông thường giá sẽ phản ứng kiểm tra lại (test lại) vùng giá 2-3 lần đối với vàng. Nếu gặp tin tức mạnh có độ biến động rộng lớn như Non-farm, FOMC, tăng lãi suất, tin tức bất thường như chiến tranh, dịch bệnh như Covid 19... còn gọi là Thiên Nga đen thì mọi vùng kháng cự- hỗ trợ đều vô nghĩa đới với vàng nên tránh giao dịch.
- Nếu giá break vùng kháng cự thành hỗ trợ, và ngược lại vùng hỗ trợ thành kháng cự ta sẽ gọi đó là vùng Flipzone (vùng giá tranh chấp mạnh). Sẽ không vào lệnh ngay khi giá đi đến vùng này mà cần chờ đợi thêm tín hiệu để chắc chắn hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét