Spread là gì? Cách tính spread trong forex? Có mấy loại Spread?

 1. Spread là gì?

Spread - tiếng Anh là chênh lệch giá mua (Ask price) - giá bán (Bid price) là sự chênh lệch giữa giá được niêm yết để bán ngay lập tức và giá mua ngay lập tức đối với cổ phiếu, hợp đồng tương lai, quyền chọn hoặc cặp tiền tệ trong một số trường hợp đấu giá.

2. Cách tính spread trong forex

2.1 Spread chính là chi phí giao dịch

Spread - chênh lệch giữa giá Ask và Bid chính là chi phí giao dịch mà các bạn phải trả cho ngân hàng, sàn forex.

Giờ xét trên thị trường forex, khi mà tỷ giá của các cặp tiền thay đổi liên tục mỗi giây, mỗi phút, sẽ rất hiếm có trường hợp các bạn mua vào, bán ra ngay lập tức mà tỷ giá vẫn không thay đổi.

Spread =  giá Ask – giá Bid. Đơn vị đo lường spread chính là pip.

2.2 Lệnh sell

Khi đặt lệnh Sell thì giá khớp lệnh sẽ là giá Bid, đồng nghĩa với việc lệnh của bạn được ghi nhận trên biểu đồ trùng với đường giá Bid ở thời điểm khớp lệnh.

Khi đóng lệnh để chốt lợi nhuận, thay vì giá khớp lệnh sẽ trùng với mức giá Bid đang chạy trên biểu đồ thì lúc này, giá khớp lệnh lại là giá Ask (vì đóng lệnh đồng nghĩa với mở một vị thế đối nghịch so với khi đặt lệnh), lúc này, lệnh của bạn được đóng lại tại đường giá Ask.

Việc khớp lệnh này khiến cho lợi nhuận của bạn giảm đi một phần, bằng với chênh lệch giữa giá Ask và Bid tại thời điểm đóng lệnh hay spread của cặp tỷ giá ở thời điểm đóng lệnh. Đây chính là chi phí giao dịch mà bạn phải trả cho sàn.

2.3 Lệnh buy

Khi đặt lệnh Buy, giá khớp lệnh là giá Ask, mà giá đang chạy trên đồ thị lại là giá Bid nên lệnh của bạn sẽ được khớp tại đường giá Ask, cao hơn một đoạn so với mức giá đang chạy trên đồ thị.

Việc khớp lệnh khi mở lệnh Buy này khiến cho lợi nhuận của bạn bị giảm đi một phần (trong trường hợp giá đi đúng xu hướng) hoặc thua lỗ cộng thêm một phần (trong trường hợp giá đi ngược xu hướng), chính bằng spread của cặp tỷ giá tại thời điểm mở lệnh. Đây là chi phí giao dịch mà bạn phải trả cho sàn.

Khi đóng lệnh, giá khớp lệnh sẽ là giá Bid, lệnh của bạn được khớp ngay lại mức giá hiện tại đang chạy trên đồ thị, bạn không phải chịu thêm khoản phí nào nữa.

Tóm lại:

  • Khi mở lệnh Sell, spread được ghi nhận vào chi phí giao dịch tại thời điểm đóng lệnh.
  • Khi mở lệnh Buy, spread được ghi nhận vào chi phí giao dịch tại thời điểm mở lệnh.

Spread tại thời điểm mở lệnh và đóng lệnh có thể khác nhau, phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá nên chi phí giao dịch mà các bạn phải trả cho lệnh Buy và Sell có thể khác nhau.

3. Có mấy loại Spread? Giãn spread là gì? 

3.1 Có 2 loại spread:

  • Spread cố định (Fixed Spread): tỷ giá thay đổi liên tục nhưng chênh lệch giữa giá Bid và Ask vẫn không thay đổi.
  • Spread thả nổi (Variable Spread): tỷ giá thay đổi liên tục, kéo theo sự thay đổi của spread.

Đối với spread cố định, các bạn sẽ tính được chi phí giao dịch mà mình phải trả cho sàn trên mỗi lệnh ngay cả khi chưa đặt lệnh và chi phí spread sẽ là như nhau đối với lệnh Buy và Sell.

Việc áp dụng spread cố định hay thả nổi là phụ thuộc vào từng loại sàn forex và chính sách của sàn dành cho từng loại tài khoản. Có sàn áp dụng cả spread cố định và thả nổi trên các loại tài khoản giao dịch nhưng cũng có sàn chỉ áp dụng spread thả nổi, loại thứ hai thì phổ biến hơn, bởi vì spread cố định thường cao hơn rất nhiều so với spread thả nổi.

3.2 Giãn spread

Giãn spread là hiện tượng spread cao hơn nhiều so với bình thường. Giãn spread chỉ xảy ra đối với spread thả nổi. Ví dụ cặp EUR/USD có spread thông thường dao động từ 0.1 – 1.0 pip, khi spread giãn nở, chênh lệch này có thể lên đến 5 pips thậm chí 10 pips. Spread càng giãn nở thì chi phí mà các bạn phải trả cho sàn càng tăng lên, chính vì thế, người ta luôn tránh giao dịch tại những thời điểm thị trường biến động mạnh, dễ gây giãn nở spread.

3.3 Nguyên nhân gây ra hiện tượng giãn nở spread

Spread thường giãn nở mạnh vào 2 thời điểm:

  • Thời điểm giao phiên giữa các phiên giao dịch: vào mỗi buổi sáng sớm, khi thị trường vừa mở cửa trở lại, đây là lúc thị trường yên ắng nhất do khá ít người giao dịch, tính thanh khoản thấp dẫn đến chênh lệch spread cao, đặc biệt là vào sáng thứ Hai hằng tuần, vì thị trường forex chỉ hoạt động 24/5. Ngoài ra, spread còn giãn nở tại những thời điểm giao phiên giữa các thị trường. Thị trường New York và London có tính thanh khoản cao hơn so với các thị trường châu Á (Tokyo) hay châu Úc (Sydney), nên thời điểm giao phiên từ các phiên sôi động sang các phiên kém sôi động hơn cũng thường xảy ra hiện tượng giãn spread.
  • Trước giờ công bố tin tức quan trọng: khi tin tức có xu hướng nghiên về một phía nào đó, động thái của nhà đầu tư trên thị trường cũng đi theo xu hướng đó, khiến cho lượng cung cầu mất cân bằng, giá mua, bán chênh lệch cao, gây giãn spread. Bên cạnh đó, hiện tượng giãn spread trước giờ ra tin một phần cũng do sự tác động của sàn forex. Khi nhận thấy tầm quan trọng của tin tức được công bố, sàn forex sẽ tự động giãn spread ra vì họ sợ rằng nếu spread trên thị trường cao hơn spread mà họ cam kết cung cấp cho khách hàng thì chính họ sẽ phải bù lỗ cho sự chênh lệch này.

Để hạn chế gặp phải tình trạng giãn nở spread mạnh, thứ nhất, các bạn nên tránh giao dịch tại những thời điểm giao phiên và trước giờ tin tức được công bố, thứ hai, luôn theo sát các lệnh qua đêm để tránh giãn spread lúc giao phiên, thứ ba, lựa chọn sàn forex có spread thấp, uy tín để giao dịch như Exness, ICMarkets, XM, XTB...




















Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các loại tin tức quan trọng nhất forex ảnh hưởng đến đồng USD và giá vàng.

Phân tích kỹ thuật, nhận định giá vàng tuần từ ngày 08-01 đến ngày 12-01-2024

Phân tích kỹ thuật, nhận định giá vàng tuần từ ngày 15-01 đến ngày 19-01-2024

Stikwall 2022