Các tổ chức quyền lực nhất trên thế giới có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng.

Sau đây là những tổ chức quyền lực nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng trên toàn thế giới do mình tổng hợp lại từ nhiều nguồn trên internet và các bài báo.

FED – Cục dự trữ liên bang Mỹ

Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed) hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Các quyết định của FED về việc tăng giảm hay giữ nguyên lãi suất đồng đô la Mỹ, lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng vốn là đối trọng của đồng đô la Mỹ. Đây có thể được coi là cơ quan đầu não trên thế giới có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và giá vàng nói riêng.

FED- Cục dự trữ liên bang Mỹ

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa – OPEC+

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (tiếng Anh: Organization of Petroleum Exporting Countries, viết tắt OPEC) là tổ chức đảm bảo thu nhập ổn định cho các quốc gia thành viên và đảm bảo nguồn cung dầu mỏ cho các khách hàng.

OPEC là tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad (10-14/9/1960). Các thành viên Qatar (1961), Libya (1962), UAE (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Ecuador (1973–1992), Indonesia (1962-2008) và Gabon (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC. Trong 5 năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Viên, Áo từ tháng 9/1965.

Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng 75% trữ lượng dầu thế giới. Việc tăng hay cắt giảm nguồn cung dầu mỏ trên toàn thế giới có tác động mạnh mẽ đến giá đồng đô la Mỹ, giá vàng, và toàn bộ nền kinh tế thế giới.

OPEC+

Ngân hàng trung ương các nước là  những tổ chức giữ vàng nhiều nhất thế giới

Mỹ

Giá trị: 459,04 tỷ USD

Tổng dự trữ: 8.965,6 tấn

Kho vàng Liên bang Mỹ đặt ở Kentucky (được biết đến nhiều với cái tên Fort Knox) là nơi chứa vàng nổi tiếng nhất trên thế giới. Nơi đây cất giữ phần lớn dự trữ vàng của Mỹ, phần còn lại được trữ tại xưởng đúc tiền Philadelphia, xưởng đúc tiền Denver, kho vàng West Point và Văn phòng phân tích kim loại quý San Francisco.

Kho vàng lớn nhất nước Mỹ

Đức

Giá trị: 191,89 tỷ USD

Tổng dự trữ: 3.747,9 tấn

Ngân hàng Trung ương Đức hiện cất giữ khoảng 3.747,9 tấn vàng, giá trị ước đạt 191,89 tỷ USD. Theo tính toán của Hội đồng Vàng Thế giới, trữ lượng vàng ở Đức chiếm 71,7% tổng giá trị dự trữ ngoại hối của nước này.

Kho vàng của Đức

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Giá trị: 158,77 tỷ USD

Tổng dự trữ: 3.101,3 tấn

IMF là cơ quan giám sát các hoạt động kinh tế quốc tế của 185 quốc gia thành viên. Chính sách về vàng của quỹ này đã thay đổi trong 25 năm qua, nhưng lượng vàng dự trữ của họ vẫn đóng vai trò làm ổn định thị trường thế giới và trợ giúp các nền kinh tế. Định chế tài chính đa phương này hiện nắm giữ 3.101,3 tấn vàng, với giá trị đạt 158,77 tỷ USD theo giá thị trường.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Italy

Giá trị: 138,33 tỷ USD

Tổng dự trữ: 2.701,9 tấn

Ngân hàng Banca D’Italia hiện là nơi quản lý dự trữ ngoại hối của nước này. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, nhà băng này nắm giữ 2.701,9 tấn, nhiều thứ 4 trên thế giới. Lượng vàng của ngân hàng này nắm giữ có giá trị 138,33 tỷ USD và chiếm 71,4% dự trữ ngoại hối quốc gia.

italy

 Pháp

Giá trị: 137,4 tỷ USD

Tổng dự trữ: 2.683,8 tấn

Ngân hàng Quốc gia Pháp Banque De France  là nơi nắm giữ vàng của quốc gia này, chiếm 66,1% tổng dự trữ ngoại hối. Với 2.683,8 tấn vàng trong ngân khố, Pháp hiện sở hữu khoảng 137,4 tỷ USD.

Pháp

Ngân hàng trung ương Trung Quốc

Giá trị: 59,47 tỷ USD

Tổng dự trữ: 1.161,6 tấn

Với 1.161,6 tấn vàng, quốc gia đông dân nhất thế giới này hiện đứng thứ 6 về dự trữ vàng, nhưng từng đó vàng chỉ chiếm có 1,6% dự trữ ngoại hối. Với dân số 1,34 tỷ người, tính ra mỗi người Trung Quốc đang sở hữu số vàng giá trị 44,38 USD.

Ngân hàng nhân dân Trung Quốc

Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ

Giá trị: 58,68 tỷ USD

Tổng dự trữ: 1.146,2 tấn

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ có trách nhiệm quản lý các chính sách tiền tệ của nước này cũng như 1.146,2 tấn vàng trong kho dự trữ. Là nước có dự trữ vàng lớn thứ 7 trên thế giới, lượng kim loại quý do Thụy Sỹ nắm giữ có giá 58,68 tỷ USD và chiếm 17,6% dự trữ ngoại hối quốc gia.

Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ

Ngân hàng trung ương liên bang Nga

Giá trị: 46,85 tỷ USD

Tổng dự trữ: 915,2 tấn

Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga hiện quản lý 915,2 tấn vàng, tương đương 46,85 tỷ USD, chiếm 7,8% dự trữ ngoại hối quốc gia. Năm 2009, Nga tăng sản lượng vàng lên 21% một phần là vì có một số mỏ mới được đưa vào khai thác. Năm 2010, Nga đã vượt Nhật Bản về tổng dự trữ với lượng vàng trong kho tăng thêm 140 tấn.

Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga

Nhật Bản

Giá trị: 43,17 tỷ USD

Tổng dự trữ: 843,3 tấn

Mặc dù Nhật Bản đứng thứ 9 trong danh sách, nhưng lượng vàng nước này nắm giữ chỉ chiếm 3,3% tổng giá trị dự trữ ngoại hối. Tính theo giá thị trường, tổng lượng vàng do Nhật nắm giữ có giá trị vào khoảng 43,17 tỷ USD. Số vàng này do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quản lý.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ABJU

Hà Lan

Giá trị: 34,56 tỷ USD

Tổng dự trữ: 674,9 tấn

Hà Lan là quốc gia có trữ lượng vàng lớn thứ 10 với 674,9 tấn. Ngân hàng Hà Lan là cơ quan điều hành hoạt động tài chính quốc gia, trong đó bao gồm cả vàng dự trữ. Lượng vàng của Hà Lan có giá trị khoảng 34,56 tỷ USD, chiếm 59,4% dự trữ ngoại hối.

ngan-hang-trung-uong-ha-lan

Ngân hàng dự trữ Ấn Độ

Giá trị: 31,47 tỷ USD

Tổng dự trữ: 614,6 tấn

Vài năm gần đây, dự trữ vàng của Ấn Độ đã tăng mạnh. Quốc gia đông dân số thứ hai thế giới hiện giữ vị trí thứ 11 về trữ lượng vàng. Tháng 11/2009, nước này đã mua thêm 6,9 tấn vàng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hiện Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đang quản lý 614,6 tấn vàng, bằng 8,7% dự trữ ngoại hối.

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ RBI

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)

Giá trị: 28,33 tỷ USD

Tổng dự trữ: 553,3 tấn

Được Liên minh châu Âu thành lập vào năm 1998, ECB chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Cơ quan này đóng trụ sở ở Frankfurt, Đức. Số vàng 553,3 tấn do ECB quản lý hiện chiếm 31,3% trữ lượng ngoại hối và có giá trị 28,33 tỷ USD.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)

Đài Loan (Trung Quốc)

Giá trị: 23,9 tỷ USD

Tổng dự trữ: 466,8 tấn

Nổi tiếng về công nghệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Đài Loan còn là vùng lãnh thổ có trữ lượng vàng hàng đầu thế giới. Ngân hàng Đài Loan hiện đang quản lý 466,8 tấn vàng có giá trị 23,9 tỷ USD theo giá thị trường, chiếm 4,6% dự trữ ngoại hối.

Ngân-hàng-Đài-Loan

Bồ Đào Nha

Giá trị: 21,58 tỷ USD

Tổng dự trữ: 421,5 tấn

Quốc gia ở phía cực tây của châu Âu này có trữ lượng vàng lớn thứ 14 trên thế giới. Với 421,5 tấn, lượng vàng dự trữ của Bồ Đào Nha do ngân hàng Banco de Portugal quản lý, hiện có giá trị khoảng 21,58 tỷ USD, chiếm 84,8% dự trữ ngoại hối quốc gia.

 

Ngân hàng Banco de Portugal

Hội đồng vàng thế giới WGC

Hội đồng vàng thế giới là một tổ chức ủng hộ tiêu thụ vàng. Hội đồng vàng thế giới đặt mục tiêu tối đa hóa tiềm năng tăng trưởng của ngành bằng cách theo dõi và bảo vệ mức tiêu thụ vàng hiện có. Nó cũng đồng tài trợ cho nghiên cứu phát triển các ứng dụng mới của vàng, hoặc các sản phẩm mới có chứa vàng.

Hội đồng vàng thế giới WGC

5 quỹ vàng thế giới được quan tâm hàng đầu

Quỹ SPDR GOLD TRUST (GLD)

SPDR Gold Shares (còn được gọi là SPDR Gold Trust ) là một phần của nhóm SPDR gồm các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) do State Street Global Advisors quản lý và tiếp thị . Trong một vài năm, quỹ này là quỹ giao dịch trao đổi lớn thứ hai trên thế giới và trong một thời gian ngắn nó là quỹ lớn nhất. Tính đến cuối năm 2014, nó đã rớt khỏi top 10.

Quỹ SPDR GOLD TRUST (GLD)

Quỹ đầu tư iShare Gold Trust (IAU)

Tương tự như quỹ SPDR là quỹ đầu tư vàng iShare Gold Trust (IAU). Tuy nhiên quỹ này có phát hành cổ phiếu nên việc đầu tư sẽ đi kèm rủi ro hơn là quỹ SPDR. Giá cổ phiếu quỹ IAU là 36.55 USD (tính ngày 30/1/2023).

Quỹ đầu tư iShare Gold Trust (IAU)

Quỹ đầu tư ETF Securities Gold Bullion Securities (GBS)

Quỹ đầu tư ETF Securities Gold Bullion Securities (GBS) thành lập từ năm 2003. Đây là một trong số ít quỹ ETF vàng uy tín hàng đầu hiện nay. GBS được Charles Schwab Corporation chọn là nhà cung cấp ETF kim loại quý độc nhất vào năm 2013.

Quỹ đầu tư ETF Securities Gold Bullion Securities (GBS)

Qũy PowerShares DB Gold ETF (DGL)

Quỹ được thành lập bởi Investco DB tại Hoa Kỳ, là quỹ đầu tư vàng dài hạn, nắm giữ các hợp đồng vàng tương lai. Quỹ cũng cung cấp chi phí đầu tư một cách hợp lý, hàng năm, vào tháng 11 sẽ có điều chỉnh tái cân bằng.

Giá cổ phiếu: 48.34 USD (tính ngày 20/7/2022);

Tài sản đang quản lý: 66.47 triệu USD;

Bắt đầu lên sàn ngày: 05/01/2007.

Qũy PowerShares DB Gold ETF (DGL)

Qũy Granite iShares Gold Trust (BAR)

Quỹ đầu tư này đầu tư trực tiếp vào vàng giữ trong hầm vàng London, giám sát bởi ngân hàng ICBC Standard.

Tài sản đang quản lý: 1 tỷ USD;

Bắt đầu lên sàn: 31/8/2017;

Giá cổ phiếu: 16.96 USD (tính ngày 20/7/2022).

Qũy Granite iShares Gold Trust (BAR)

Các quỹ vàng trên vẫn âm thầm hằng ngày mua vào bán ra hàng chục tấn vàng tác động rõ rệt đến giá vàng trên thị trường thế giới. Việc đầu tư vào các quỹ vàng trên vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro vì thị trường tài chính không ai lường trước được điều gì cả.

Quỹ SPDR GOLD TRUST (GLD) biếu đồ vàng

Qua bài viết tổng hợp trên đây, hi vọng các nhà đầu tư vàng có sự lựa chọn sáng suốt hơn trong quá trình giao dịch vàng rất khốc liệt và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro.



from GOLD & USD https://ift.tt/lDUPeTC
#thenorthfacevn #cây #rừng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các loại tin tức quan trọng nhất forex ảnh hưởng đến đồng USD và giá vàng.

Phân tích kỹ thuật, nhận định giá vàng tuần từ ngày 08-01 đến ngày 12-01-2024

Phân tích kỹ thuật – Nhận định giá vàng tuần từ ngày 05-02-2024 đến ngày 09-02-2024